Bệnh viện là nơi luôn cần ánh sáng, bất kể thời gian nào trong ngày. Ánh sáng trong bệnh viện không chỉ có chức năng chiếu sáng mà còn giúp con người cảm thấy thoải mái, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Sử dụng chiều sáng thông minh Lumi Smart lighting trong môi trường bệnh viện sẽ đảm bảo quy định về chiếu sáng, sử dụng được lâu dài, hoạt động với cường độ lớn và mang lại hiệu quả tích cực đối với quá trình phục hồi của bệnh nhân.
1. Sự cần thiết của chiếu sáng thông minh trong môi trường bệnh viện
Mỗi khu vực khác nhau trong bệnh viện sẽ có mục đích chiếu sáng khác nhau. Hệ thống đèn điện cần ổn định để phục vụ cho các phòng: phòng dành cho bệnh nhân, phòng xét nghiệm, phòng khám, phòng chụp X-quang, phòng phẫu thuật, hành lang, phòng tiền sảnh… Mỗi khu vực sẽ sử dụng loại đèn thích hợp với cường độ hoạt động liên tục và sử dụng trong thời gian dài.
Nhân viên bệnh viện cần ánh sáng đảm bảo chất lượng để hỗ trợ cho việc kiểm tra sức khoẻ, khám bệnh và nghiên cứu. Ánh sáng tốt và đạt chuẩn sẽ giúp tăng sự tỉnh táo, liên quan trực tiếp đến sự hồi phục của bệnh nhân và chất lượng chăm sóc trong môi trường bệnh viện.
Ánh sáng trong môi trường bệnh viện cần tương thích với mắt nhìn, không gây chói. Trong phòng bệnh, người bệnh thường nhìn lên trần nhà, vì bệnh nhân thường nằm ngửa theo yêu cầu của bác sĩ để không ảnh hưởng đến vết thương hay nằm trên giường đẩy trong quá trình di chuyển. Ánh sáng không chói đảm bảo an toàn cho mắt bệnh nhân và tạo cho họ cảm giác dễ chịu.
Tại khu vực phòng chờ, việc thiết kế không gian chiếu sáng ấm cúng sẽ tạo không khí thư giãn, giảm căng thẳng cho bệnh nhân và tạo điều kiện tốt để bệnh nhân thăm khám và điều trị. Nghiên cứu cho thấy rằng, ánh sáng có nhiệt độ màu từ 2000 – 4000K sẽ ức chế cortisol và thúc đẩy việc tiết Melatonin đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn, giảm sự sợ hãi và lo lắng.
Trong môi trường bệnh viện, việc ứng dụng chiếu sáng thông minh theo nhịp sinh học với nhiệt độ màu và cường độ ánh sáng thay đổi theo giờ đã được nghiên cứu và nhận được kết quả tốt. Ánh sáng lấy con người làm trung tâm (HCL – Human Centric Lighting) có khả năng hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân cũng như y bác sĩ thường xuyên thay đổi ca làm việc.
2. Tiêu chí chung của chiếu sáng thông minh trong môi trường bệnh viện
Vấn đề chiếu sáng rất quan trọng đối với bệnh viện, nên nhà nước đã đưa ra các yêu cầu về thiết kế chiếu sáng, đòi hỏi các bệnh viện phải tuân theo, nhằm mang lại sự phục vụ tốt nhất cho người bệnh (Quy định tại Tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa). Tham khảo một số tiêu chuẩn quan trọng sau:
- Chiếu sáng phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng.
- Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/trả kết quả, khu hỗ trợ và hành lang nên sử dụng phương án chiếu sáng tự nhiên kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.
- Đảm bảo tiện nghi cho mắt, không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, sập bóng.
- Thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, bền, đẹp. Hiệu suất sáng cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí vận hành.
- Đa dạng dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4000K 5000K, 6500K.
- Đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008: về các chỉ tiêu & chất lượng ánh sáng.
- Tiêu chuẩn chiếu sáng cho các khu vực trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu quy định.
3. Lợi ích khi sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh tại bệnh viện
Lumi Smart Lighting ứng dụng công nghệ ánh sáng lấy con người làm trung tâm, tạo ra quang phổ, cường độ ánh sáng và nhiệt độ màu tương tự ánh sáng mặt trời mang lại hiệu quả tích cực trong môi trường bệnh viện.
Với 2 loại đèn LED Panel thông minh và đèn Downlight âm trần thông minh phù hợp chiếu sáng cho khu vực bệnh viện tạo ra ánh sáng ổn định, không nhấp nháy và giúp tiết kiệm năng lượng. Vấn đề điều trị bệnh nhân trong ánh sáng linh hoạt thay đổi về nhiệt độ màu và cường độ sáng có tác dụng hỗ trợ tốt cho các bệnh nhân, giảm rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,…
-
Giúp tiết kiệm năng lượng
-
Điều chỉnh nhanh, phù hợp với từng khu vực
Các khu vực khác nhau trong bệnh viện đòi hỏi vấn đề điều chỉnh ánh sáng phải đơn giản, nhanh chóng, giúp tạo môi trường ấm cúng, thoải mái cho người bệnh. Để đạt được kết quả này, nên sử dụng nguồn sáng có độ hoàn màu cao, ánh sáng động và có thể tự động điều chỉnh độ sáng, màu sắc theo giờ phù hợp với từng khu vực.
-
Góp phần hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân và công việc của nhân viên y tế
Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng HCL sẽ hữu ích giúp cho sức khỏe, tâm lý và thể chất của con người cảm thấy tốt hơn, từ đó tăng tốc độ lành bệnh và đẩy nhanh khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Theo một số nghiên cứu ghi nhận, ánh sáng có tác dụng giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, cải thiện sự tỉnh táo, giảm thiểu chứng trầm cảm nhờ điều chỉnh nhịp sinh học và điều trị tình trạng như tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh.
Nếu sử dụng sai loại đèn, dùng loại có nhiệt độ màu <3000K với ánh sáng ấm sẽ dẫn đến giải phóng melatonin, gây buồn ngủ cho bác sĩ, y tá – người cần phải trực đêm, như vậy sẽ không tốt. Vì vậy, sử dụng đèn chiếu sáng thông minh, dùng ánh sáng trắng tự nhiên cho các phòng mổ và phòng cấp cứu sẽ giúp các bác sĩ, y tá cảm thấy tỉnh táo và có nhiều năng lượng hơn.
-
Hạn chế nhiệt tỏa ra từ đèn
Trong phòng phẫu thuật, điều quan trọng là bác sĩ phẫu thuật và y tá là phải thoải mái. Làm việc dưới ánh đèn nóng sẽ làm tăng nguy cơ mắc sai lầm trong quá trình phẫu thuật và có thể làm khô mô tiếp xúc của bệnh nhân. Việc sử dụng đèn có chất lượng cao như Lumi Smart Lighting với mức tỏa nhiệt thấp, sẽ không gây ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật.
Sử dụng hệ thống đèn led Lumi Smart Lighting chỉ cần kích hoạt chế độ HCL trên app Lumi Life. Điều khiển đèn điện bằng nút cảnh ánh sáng trong từng khu vực của bệnh viện sẽ biến đổi theo 1 kịch bản chiếu sáng mô phỏng sự tuần hoàn của mặt trời trong 1 ngày, giúp đồng bộ nhịp sinh học tạo sự thoải mái cho bệnh nhân cũng như cán bộ nhân viên y tế.
SCO SMART HOME tổng hợp – Nguồn: Nhà thông minh Lumi