Zigbee và Wifi là hai công nghệ phổ biến nhất được các đơn vị nhà thông minh ứng dụng và tích hợp trong các thiết bị. Hãy cùng WESMART tìm hiểu về hai giao thức kết nối này nhé.
1. Định nghĩa về công nghệ Zigbee:
ZigBee là một tiêu chuẩn mở toàn cầu cho công nghệ không dây được thiết kế để sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp cho các mạng khu vực cá nhân – PAN (personal area network) được ZigBee Alliance phát triển vào năm 1998.
ZigBee hoạt động dựa trên thông số kỹ thuật của IEEE 802.15.4 và được sử dụng để tạo các mạng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu thấp, hiệu quả năng lượng và kết nối mạng an toàn. Nó được sử dụng trong một số ứng dụng như hệ thống nhà thông minh, hệ thống sưởi và làm mát và trong các thiết bị y tế.
Đặc điểm:
- Tiêu chuẩn IEEE: 802.15.4 WPAN
- Truyền dữ liệu tốc độ thấp khoảng 250 Kbps
- Hỗ Trợ mạng Mesh số node mạng lên tới 65,000 node
- Ít hao tốn năng lượng
- Trong mạng luôn tồn tại 3 thành phần chính: Coordinator ( ZC), Router( ZR), End device(ED)
2. Công nghệ Wifi là gì?
Wifi mà mạng kết nối Internet không dây, là từ viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Để có được sóng Wifi thì chúng ta cần phải có bộ phát Wifi – chính là các thiết bị như modem, router. Và trên hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng, tivi… đều có thể kết nối Wifi.
Đặc điểm
- Giao thức : 802.11 WLAN
- Tốc độ cao có thể lên tới 1.3Gbit/s
- Mạng mô hình dạng sao.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng
- Trong mạng luôn tồn tại 1 Hub hay 1 Modem phát wifi.
3.So sánh Zigbee và Wifi
4. Ứng dụng mạng Zigbee và Wifi
4.1 Ứng dụng mạng Wifi
Việc dùng Wifi trong công tác giám sát, điều khiển thông minh thì đã quá phổ biến. Các ứng dụng đòi hỏi về tốc độ cao như camera, xử lý ảnh,… cần phát hiện và truyền dữ liệu cao về trung tâm thì chúng ta nên dùng wifi. Tuy nhiên, việc dùng wifi tuy là sẽ đồng bộ với thiết bị hiện tại nhưng khả năng mở rộng khó và chi phí sẽ cao cho một hệ thống không đòi hỏi tốc độ quá cao.
4.2 Ứng dụng mạng ZigBee
- Khả năng kết nối ổn định
Thế mạnh là khả năng kết nối mạnh và cho phép mở rộng nên được ứng dụng phổ biến trong hệ thống nhà thông minh. Nếu bạn muốn điều khiển thiết bị với yêu cầu độ ổn định cao và khả năng mở rộng nhiều thiết bị thì Zigbee là sự lựa chọn hoàn hảo.
Ngoài ra, sự thống nhất về giao thức trong Zigbee 3.0 sẽ là cơ hội để tất các thiết bị của mỗi hãng khác nhau sẽ tương thích với nhau theo tiêu chuẩn ZiGbee. Hiện tại, các hãng nổi tiếng đã cho ra các sản phẩm thông minh dựa trên Zigbee 3.0. Hứa hẹn sự bùng nổ về thiết bị thông minh Zigbee trong thời gian tới.
- Công suất tiêu thụ thấp
Với công suất tiêu thụ nhỏ chúng ta không cần cấp nguồn liên tục cho các node mà sử dụng Pin có thể kéo dài tới vài năm.
Những ngôi nhà thông minh sử dụng kết nối Wi-Fi tuy đã có phiên bản tiêu thụ ít năng lượng nhưng vẫn chưa thật sự tối ưu để sử dụng được năng lượng hiệu quả. Các thiết bị dùng Wi-Fi cần có pin dự phòng tốt nếu muốn sử dụng trong hơn 10 giờ hoặc lâu hơn. Mặt khác, Zigbee tiêu thụ rất thấp năng lượng để sử dụng và có thể hoạt động trong thời gian dài nhiều tuần và tháng. Nhìn chung, các mạng dùng Zigbee tiêu thụ 1/4 lượng điện năng so với các mạng Wi-Fi.
Với một số tính năng nổi bật liên quan tới bảo mật, độ ổn định và năng lượng tiêu thụ thì WESMART đã lựa chọn Zigbee để làm giao thức không dây cho hệ thống của mình.
SCO SMART HOME tổng hợp – Nguồn: Nhà thông minh WeSmart