Tin tức công nghệ

Điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà bằng giọng nói việc quá đơn giản

Xuất hiện nổi bật và thu hút trong loạt phim Iron Man và The Avengers của Marvel, trợ lý ảo thông minh của Tony Stark đã khiến nhiều người mơ về một cuộc sống tiện nghi trong tương lai – chỉ bằng giọng nói mà điều khiển được các thiết bị hoạt động. Đó không chỉ là viễn cảnh trong phim, mà nó còn trở thành kim chỉ nam của thế giới công nghệ hiện nay. Chính là giọng nói của bạn – đã trở thành phương tiện để điều khiển ngay cả các thiết bị điện trong gia đình.

Cùng với công nghệ Ai (Trí tuệ nhân tạo), hàng trăm công ty công nghệ hàng đầu liên tục chạy đua, ra mắt cả ngàn sản phẩm mới để “lắng nghe” giọng nói của người dùng. Khảo sát của Pew Research Center tháng 5, 2017 cho thấy gần một nửa người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ từng sử dụng giọng nói để điều khiển các thiết bị thông minh, bao gồm cả smartphone và thiết bị gia đình.
 

Mỗi mệnh lệnh bạn đưa ra, từ việc bật tắt điều hòa nhiệt độ, lò sưởi cho tới bật bài nhạc yêu thích, trợ lý ảo của gia đình sẽ thực hiện ngay tức thì. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đầu bởi xu hướng Internet of Things (Vạn vật kết nối) đang dần hiện thực hóa điều này trong mỗi ngôi nhà.

BIẾN LỜI NÓI CỦA BẠN THÀNH MỆNH LỆNH CHO NGÔI NHÀ

Các ông lớn công nghệ chỉ trong vòng 2 năm gần nhất đã ra mắt hàng loạt các bộ loa thông minh, tích hợp trợ lý ảo cho phép người dùng tương tác bằng giọng nói với ngôi nhà của họ. Có thể kể tới các hãng công nghệ như Amazon, Google, Apple,và Samsung. Đặc biệt tại Việt Nam, công ty công nghệ Lumi cũng cho ra mắt loa điều khiển nhà bằng giọng nói tiếng Việt.

Các thiết bị của những hãng này có thiết kế như một chiếc loa, thu nhận âm thanh giọng nói từ người dùng ở bất cứ đâu trong ngôi nhà, nhận mệnh lệnh và xử lý chúng. Việc điều khiển các thiết bị công nghệ bằng giọng nói không quá mới mẻ, tuy nhiên với sự hỗ trợ của AI (trí thông minh nhân tạo) và Machine Learning (máy học) thì ứng dụng của điều khiển giọng nói trong ngôi nhà đã lên một tầm cao mới.


Đầu vào (Input) là giọng nói người dùng, thu qua micro có mặt trong gia đình, sau đó chúng được xử lý bằng Trí thông minh nhân tạo, và phản hồi tức thì bằng giọng nói đồng thời thực hiện mệnh lệnh của gia chủ.

Một số ví dụ rất trực quan về sự tiện dụng của điều khiển giọng nói trong ngôi nhà thông minh.
– Khách tới chúc Tết đầu năm, tay bạn đang dâu mỡ vì nấu nướng, sử dụng mệnh lệnh “Ok Lumi, Mở TV”, “Ok Lumi, Mở nhạc” mà không cần chạm vào điều khiển từ xa.
– “Ok Lumi, Tắt đèn phòng ngủ”, khi đã nằm trên giường bên cạnh vợ/chồng, thật bất tiện khi phải đi tới công tắc để tắt điện.
– Tận hưởng ngày ngủ “nướng” cuối tuần, nhưng bị ánh nắng làm phiền, chỉ cần yêu cầu trợ lý ảo đóng rèm cửa mà không cần ra khỏi giường.
– Thậm chí yêu cầu trợ lý ảo bật tắt bình nóng lạnh ở phòng tắm tầng 4, trong khi bạn đang tiếp khách dưới tầng 1, chỉ bằng một câu nói đơn giản.

Đó chính các tiện ích tưởng rằng chỉ có ở trong phim bước ra đời thực. Nhưng điểm mấu chốt nằm ở khả năng học hỏi ngôn ngữ, giọng điệu và thói quen sinh hoạt của mọi người trong gia đình, giúp trợ lý ảo ngày càng thông minh hơn và đáp ứng các câu mệnh lệnh nhanh, chính xác và tự nhiên hơn.

CÔNG NGHỆ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI

Vốn vẫn bị coi là công nghệ chỉ có trên phim, nhiều người e ngại về các rào cản lớn khi nghĩ tới việc sở hữu một căn nhà thông minh, có thể điều khiển về giọng nói. Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ đang mang những tiện ích này tới gần bạn hơn.

Rào cản về chi phí

Không cần giàu như Tony Stark để sở hữu một J.A.R.V.I.S thông minh, bởi công nghệ ngày càng phát triển, cơ hội tiếp cận của mọi người ngày một cao. Tưởng rằng nhà thông minh chỉ phù hợp cho những căn biệt thự đắt tiền và chi phí trên trời, thì giờ đây mọi ngôi nhà trên thế giới, cả ở Việt Nam đều có thể dễ dàng lắp đặt một hệ thống nhà thông minh với chi phí phù hợp.

Xem thêm: Nhà thông minh Full House chỉ từ 25 triệu đồng

Rào cản ngôn ngữ

Như đã liệt kê sản phẩm của các hãng công nghệ lớn phía trên, vốn chỉ hỗ trợ tốt nhất cho người nói Tiếng Anh và một số ngôn ngữ phổ biến khác. Đây có lẽ là rào cản lớn nhất dành cho người dùng ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Vốn ngoại ngữ chưa tốt, hay ngay cả khi có thể nói Tiếng Anh cơ bản thì âm điệu không như người bản xứ khiến các thiết bị thông minh khó có thể nhận diện được mệnh lệnh một cách chính xác. Tất nhiên, điều này ngăn cản bạn có một cuộc sống tiện nghi như mong đợi.

Hiểu được điều này, LUMI, Công ty hàng đầu về nhà thông minh tại Việt Nam, cũng là đơn vị  ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT phát triển, ứng dụng và mang công nghệ điều khiển giọng nói hoàn toàn bằng Tiếng Việt tới hàng ngàn gia đình. Công nghệ này được tích hợp vào MILO – Chiếc loa thông minh có nhiệm vụ lắng nghe và làm theo mệnh lệnh của bạn.

Dù được đánh giá rất cao về khả năng nhận diện giọng nói Tiếng Việt, nhưng đội ngũ phát triển của LUMI hiểu được sự đặc thù về giọng nói của từng vùng miền ở nước ta, có sự khác biệt rất lớn về âm điệu, từ ngữ giữa các miền Bắc Trung Nam. Để giải quyết vấn đề này, dựa trên công nghệ Machine Learning – Máy học, đội ngũ phát triển của LUMI đã đi tới tất cả các tỉnh thành, đặc biệt cả những tiếng địa phương khó nghe nhất như Nghệ An, Quảng Bình,… để giúp MILO học và nhận biết thêm nhiều giọng nói ở Việt Nam.

Loa thông minh MILO có tích hợp trí tuệ nhân tạo AI giúp điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói tiếng Việt.

Hiện tại, tính năng điều khiển bằng giọng nói đã có mặt trong Giải pháp Nhà thông minh LUMI cùng hàng loạt tính năng thông minh khác, mang lại cuộc sống tiện nghi thực sự cho gia đình bạn.

Rào cản về hạ tầng ngôi nhà

Những ngôi nhà, căn hộ chung cư hay thậm chí biệt thự tại Việt Nam có cấu trúc hạ tầng, hệ thống điện khác biệt tương đối lớn so với phương Tây. Điều này từng được xem là vấn đề lớn nhất khi lắp đặt nhà thông minh tại Việt Nam.

Nhà thông minh điều khiển bằng giọng nói Tiếng Việt của LUMI sử dụng chuẩn không dây Zigbee có độ tương thích cao hơn nhiều so với các thương hiệu khác trên Thế Giới. Có được điều này bởi LUMI là một thương hiệu Việt Nam, công nghệ được thiết kế & phát triển bởi các kỹ sư ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhà máy sản xuất lắp ráp được đặt ở Đại Mỗ, Từ Liêm.

Công tắc điện phù hợp với chuẩn đế âm phổ biến trên thị trường, giúp việc thi công lắp đặt đơn giản, không cần đục phá đi lại dây điện gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

SCO SMART HOME tổng hợp – Nguồn: Nhà thông minh Lumi