Ngày nay với nền công nghệ 4.0 và công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ thì việc tiếp cận với các ngôi nhà thông minh, các thiết bị thông minh không còn quá xa lạ với mọi người nữa. Hiện nay, có nhiều giao thức dùng để điều khiển nhà thông minh, trong đó có Z – wave và Zigbee. Cùng tìm hiểu về giao thức này và cùng so sánh giao thức này so với Zigbee nhé.
Z – Wave là gì?
Z-Wave là một giao thức truyền thông không dây được phát triển bởi Zensys vào năm 2001. 7 năm sau, Sigma Designs đã mua độc quyền công nghệ này.
Giống như Zigbee, Z-Wave bao gồm một mạng lưới sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để giao tiếp. Chủ yếu được sử dụng để kết nối thiết bị thắp sáng tự động, tiện ích sưởi, công cụ bảo mật và các thiết bị thông minh khác.
Trái lại với Zigbee, Z-Wave là hệ thống đóng và do đó, nó chỉ dành cho các khách hàng của Zensys và Sigma Designs. Mặc dù điều này ban đầu có vẻ như là một hạn chế, nhưng nó thực sự là một trong những thế mạnh lớn nhất của giao thức này đó là an toàn. Mỗi mạng Z-Wave và các sản phẩm của mạng đều có ID duy nhất được sử dụng để liên lạc với trung tâm của bạn, và ID này bổ sung thêm một mức độ an toàn khác vượt qua mức mã hóa AES-128.
Là hệ thống không thể thiếu trong ngôi nhà thông minh. Z-Wave là hệ thống giao tiếp không dây cho phép các thiết bị thông minh kết nối và trao đổi các lệnh và dữ liệu điều khiển với nhau.
Z-Wave hoạt động gồm các thiết bị Internet và bộ điều khiển chính. Trong đó bộ điều khiển chính là thiết bị duy nhất trong hệ thống Z-wave kết nối với internet. Khi bạn ra lệnh từ điện thoại, ipad hay máy tính thì trung tâm điều khiển z-wave tiếp nhận thông tin và sẽ truyền lệnh trực tiếp hoặc theo nhiều bước đến thiết bị bạn cần.
Giao thức Z – Wave có ưu – nhược điểm thế nào?
Z-Wave là giao thức đang được ưa chuộng cho các nhà phát triển bởi các ưu điểm vượt trội sau:
Z-Wave là hệ thống kết nối không dây và lắp đặt rất đơn giản. Chính vì thế mà chi phí ít và dễ dàng điều khiển.
Mạng lưới tín hiệu Z-wave hoạt động trên tần số 908,42 MHz và băng tần 868,42 MHz ở Châu Âu. Với tần số kết nối này z-wave có thể tránh được bị nhiễu sóng với wifi và bluetool ở tần số 2,4 MHz.
Khoảng cách giao tiếp giữa có thiết bị trong hệ thống z-wave nằm trong khoảng từ 30 m đến 100 m. Trong trường hợp thiết bị đích có khoảng cách xa hơn với trung tâm điều khiển z-wave thì tín hiệu z-wave có thể truyền tín hiệu trung gian qua thiết bị gần hơn. Mỗi tín hiệu z-wave có thể truyền tối đa qua 4 bước trung gian.
Z-wave có tính bảo mật cao. Đây là một hệ thống kín, các sản phẩm muốn liên kết hay tương thích trong mạng lưới z-wave thì phải có chứng nhận z-wave, đồng thời ID của sản phẩm sử dụng trong mạng lưới z-wave sẽ là duy nhất.
Nhưng ngoài ra z-wave cũng sẽ có những điểm yếu:
Z-wave là một hệ kín và hệ thống không có khả năng liên kết phong phú với các thiết bị ngoài khác. Mạng lưới z-wave chỉ có thể liên kết tối đa với 232 thiết bị, con số này thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoài thị trường, như zigbee là 65.000 nút.
Tốc độ truyền dữ liệu tương đối chậm, chỉ từ 9,6 đến 100 kbps.
So sánh ZigBee và Z-Wave
Hiện nay, trên thế giới cả ZigBee và Z-wave đều là 1 trong những giao thức mạnh mẽ và đáng tin cậy sử dụng nhất trong nhà thông minh. Cả hai giao thức đều có khả năng truyền thông 2 chiều, có độ trễ thấp và sử dụng ít năng lượng giúp tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên chúng cũng có khá nhiều điểm khác nhau cơ bản.
ZigBee sử dụng radio tần số 2,4 GHz là tần số được chấp nhận trên toàn thế giới cho các thiết bị gia đình còn tần số của Z-wave lại khác nhau theo quy định của mỗi khu vực trên thế giới.
ZigBee thì có tính linh hoạt rất cao nên các nhà sản xuất rất dễ dàng để sử dụng công nghệ này cho sản phẩm của họ nhưng như thế nó lại mang nhược điểm là không phải tất cả các thiết bị Zigbee của nhà sản xuất này đều tương thích với các thiết bị Zigbee của nhà sản xuất khác.
Z-wave hiện nay có chủ sở hữu là tập đoàn Sigma Designs có trụ sở ở Mỹ. Tất cả các chip Z-wave được sử dụng trong các thiết bị thông minh đều được cấp phép và quản lý chất lượng bởi Sigma Designs, do đó tất cả các thiết bị sử dụng Z-wave ở cùng một khu vực địa lý đều tương thích và làm việc được với nhau trong một mạng lưới.
Z-wave cũng là giao thức mạng lưới (mesh) duy nhất được UL chấp thuận cho các ứng dụng an toàn đời sống còn ZigBee mới được chấp thuận cho point-to-point chứ không phải mesh. Lumi cũng đang dùng giao thức Zigbee để kết nối các sản phẩm thông minh.
Xem thêm: Zigbee là gì?
Ứng dụng của Z-wave trong nhà thông minh như thế nào?
Z-wave đóng vai trò là mạch kết nối không dây của các thiết bị thông minh trong căn nhà bạn. Những thiết bị thông minh được lắp đặt nhưng không có một hệ thống kết nối lại với nhau thì điều chắc chắn là chúng ta vẫn sẽ phải thao tác thu công với thiết bị. Nhưng với Z-wave thì bạn hoàn toàn có thể ngồi thư giãn và điều khiển tất cả các thiết bị theo ý tưởng của mình.
Trung tâm điều khiển z-wave cung cấp giải pháp đơn giản, tiết kiệm cho việc cập nhật, điều chỉnh mọi chế độ của thiết bị trong gia đình dù bạn có thể ở rất xa đi nữa. Z-wave là giải pháp kết nối, điều khiển cho nhà thông minh.
Với những thông tin trên, hi vọng quý khách hàng hiểu hơn được về các giao thức của nhà thông minh (smart home) và lý do vì sao Lumi lại sử dụng giao thức Zigbee cho các thiết bị thông minh. Mong là bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn.
SCO SMART HOME tổng hợp – Nguồn: Nhà thông minh Lumi